ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế chỉ cách một tổ chức có thể chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo thực phẩm an toàn.

ISO 22000 dựa trên phương pháp quản lý vệ sinh thực phẩm của HACCP giúp làm giảm rủi ro về an toàn thực phẩm và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ nông trại tới bàn ăn, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

ISO 22000 có thể áp dụng với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có liên quan tới thực phẩm, không phân biệt quy mô hay lĩnh vực.  Hiện nay, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất, đang có hiệu lực và có thể đồng thời kết hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.

2. Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:2018 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng ISO 22000:2018?

An toàn thực phẩm là mối quan tâm toàn cầu, đặc biệt tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng/người tiêu dùng. Hậu quả của thực phẩm không an toàn có thể rất nghiêm trọng, gây thiệt hại về con người, thậm chí ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của con người trong tương lai.  Các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của ISO giúp các tổ chức xác định và kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời dễ dàng tích hợp cùng với các tiêu chuẩn quản lý ISO khác, chẳng hạn như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001.

ISO 22000 áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, cung cấp một lớp đảm bảo an toàn cho thực phẩm cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp sản phẩm vượt qua biên giới và mang đến cho mọi người những thực phẩm mà họ có thể tin tưởng, đặc biệt ISO 22000 rất cần thiết cho hoạt động vận chuyển, lưu kho.

4. Lợi ích của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

  • Đáp ứng các quy định của pháp luật và nhà nước.
  • Xác định và giải quyết các rủi ro về an toàn thực phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí.
  • Tăng năng suất và hiệu quả.
  • Tăng lợi nhuận.
  • Đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng khách hàng có giá trị hơn.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.

5. Cách nhận Giấy chứng nhận ISO 22000

Doanh nghiệp trước khi quyết định làm giấy chứng nhận ISO 22000, cần tìm hiểu rõ các thông tin như sau:

  • Giấy chứng nhận ISO 22000 không bắt buộc, nhưng có thể tăng niềm tin của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Giấy chứng nhận đôi khi là điều kiện bắt buộc để làm việc với một số khách hàng nhất định.
  • Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi và thành công nhờ áp dụng tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận ISO 22000:2018.
  • Tìm hiểu tổ chức đánh giá uy tín và chất lượng. Lưu ý: Không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận.
  • Nếu doanh nghiệp cần Giấy chứng nhận ISO 22000, cần tìm một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ ba – UASL) đánh giá doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo các điều khoản của ISO 22000 và tổ chức đó sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 22000 (Chứng chỉ ISO 22000).
  • Chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm theo quy định chung trên toàn thế giới.