ISO 9001:2015 là gì?
ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO phát triển và ban hành, đưa ra những yêu cầu cơ bản cho một hệ thống quản lý đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, tiến tới nâng cao và cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước.
ISO 9001 là tiêu chuẩn duy nhất được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và cũng là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất thế giới, áp dụng cho hầu hết các lĩnh vực, quy mô, không phân biệt bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào.
Hiện nay, ISO 9001:2015 là phiên bản phổ biến nhất, đang có hiệu lực và được xem là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển thành công của doanh nghiệp.
Lưu ý: ISO 9001 không phải là một tiêu chuẩn cho các sản phẩm hay dịch vụ (ISO 9001 không xác định chất lượng sản phẩm/dịch vụ). ISO 9001 là tiêu chuẩn dựa trên quy trình được đưa ra để kiểm soát các quy trình của chính doanh nghiệp để sản phẩm/dịch vụ cuối cùng của doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả mong muốn.
2. Chứng nhận ISO 9001:2015 là gì?
Chứng nhận ISO 9001:2015 được một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ 3) đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO 9001:2015. Chứng nhận có dấu của BOA (tổ chức công nhận quốc tế) và AIF (diễn đàn công nhận quốc tế) sẽ được công nhận trên toàn thế giới.
3. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng ISO 9001:2015?
ISO 9001: 2015 đưa ra những yêu cầu tiêu chuẩn chỉ rõ cho doanh nghiệp thấy: việc cần làm – người nào làm – làm như thế nào.
Trong thời đại ngày càng phát triển, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đều có nguy cơ bị đối thủ thay thế hoặc bị cạnh tranh chèn ép bởi các ngành khác, khách hàng ngày càng khó tính và biết cách lựa chọn sản phẩm/dịch vụ nào tốt cho mình. Thị trường trong nước và quốc tế rộng mở nhưng yêu cầu cao và nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi, cải tiến, bắt buộc phải chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Để có thể đạt được những điều đó, doanh nghiệp cần hướng đến xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tối ưu về chất lượng và ISO 9001:2015 có thể đáp ứng được yêu cầu này của doanh nghiệp.
- Việc cần làm: Doanh nghiệp chuẩn hóa các hoạt động tại phòng/ban, xưởng sản xuất, nhà máy… thành quy trình/hướng dẫn, ghi chép lại và lưu trữ hồ sơ để tất cả nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện theo đúng mẫu.
- Người nào làm: Doanh nghiệp chỉ định nhân sự chủ chốt của bộ phận để thành lập nhóm xây dựng, triển khai áp dụng ISO 9001. Đây là nhóm nhân sự sẽ xây dựng quy trình/hướng dẫn cụ thể theo đúng vị trí công việc.
- Làm như thế nào: Quy trình/hướng dẫn được ghi chép cụ thể từng bước để thực hiện.
4. Lợi ích của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Lợi ích áp dụng ISO 9001:2015:
- Đáp ứng các quy định của pháp luật và nhà nước về chất lượng sản phẩm.
- Xác định và giải quyết các rủi ro trong doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả, tăng lợi nhuận.
- Đáp ứng yêu cầu khách hàng và tăng khách hàng có giá trị hơn.
- Là nền tảng để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác (ISO 14001, ISO 45001…).
Lợi ích khi có Giấy chứng nhận ISO 9001:2015:
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Nâng cao hình ảnh, uy tín với khách hàng, đối tác.
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
- Tăng lợi thế cạnh tranh, đấu thầu trong nước và quốc tế.
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
5. Cách nhận Giấy chứng nhận ISO 9001:2015
Doanh nghiệp trước khi quyết định làm giấy chứng nhận ISO 9001:2015, cần tìm hiểu rõ các thông tin như sau:
- Giấy chứng nhận ISO 9001 không bắt buộc, nhưng có thể tăng niềm tin của khách hàng với công trình/sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đôi khi là điều kiện bắt buộc để làm việc với một số khách hàng nhất định.
- Nhiều doanh nghiệp đã hưởng lợi và thành công nhờ áp dụng tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận ISO 9001:2015.
- Tìm hiểu tổ chức đánh giá uy tín và chất lượng. Lưu ý: Không phải tất cả các tổ chức chứng nhận đều được Công nhận.
- Nếu doanh nghiệp cần Giấy chứng nhận ISO 9001, cần tìm một tổ chức chứng nhận (đánh giá bên thứ ba – UASL) đánh giá doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo các điều khoản của ISO 9001 và tổ chức đó sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận ISO 9001 (Chứng chỉ ISO 9001).
Chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm theo quy định chung trên toàn thế giới.